Bạn càng có nhiều kỹ năng SEO thì càng dễ gặp rắc rối với Google. Tất nhiên không phải luôn luôn như vậy, nhưng có rất nhiều chuyên gia về lĩnh vực SEO khuyên bạn nên cẩn thận với Google. Ngoài ra còn có một số chuyên gia SEO nổi tiếng và nhiều người trong số họ bây giờ tự gọi mình là nhà tiếp thị nội dung bởi vì họ nhận ra rằng nội dung tuyệt vời là nền tảng của SEO.
Nếu bạn đang thuê một người nào đó để giúp bạn làm SEO, bạn cần phải rất cẩn thận. Ngay cả khi họ đạt được rất nhiều thành công với các khách hàng khác, họ có thể đang triển khai những chiến thuật SEO trái với quy định của Google. Bạn đã nghe nói về Panda, Penguin và những cái tên khác (tên mã của Google dành cho những thay đổi trong thuật toán của họ) rồi chứ? Vâng, chúng ta sẽ sớm thấy Zebra, Koala và Ailen Wolfhound… Tất nhiên, những cái tên vừa rồi chỉ là do tôi suy đoán nhưng sẽ có nhiều thứ được đặt tên khi các thuật toán tìm kiếm được thay đổi trong tương lai.
Tuy nhiên SEO vẫn còn rất quan trọng và một số lời khuyên hữu ích có thể giúp tối ưu hóa nội dung, cải thiện lưu lượng truy cập vào blog của bạn.
Dưới đây là 7 lời khuyên và thủ thuật về SEO. Tôi sẽ rất vui nếu bạn có bất kỳ chi tiết nào muốn bổ sung. Và nếu bạn thấy nó hữu ích, đừng quên giúp tôi chia sẻ với bạn bè. Cảm ơn rất nhiều. 🙂
1. Xây dựng các liên kết nội bộ
- Liên kết nội dung mới với nội dung cũ
Khi bạn viết một bài mới, hãy tìm các bài viết có liên quan mà bạn đã đăng trước đó trên blog và tạo liên kết đến chúng. Nếu như giá trị của bài viết mới tăng lên, giá trị của các liên kết cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu có ai đó sao chép nội dung bài viết của bạn thì ít nhất bạn cũng có một vài liên kết đến blog của mình. Để tìm các bài viết có liên quan để tạo liên kết, hãy vào Google và tìm kiếm blog của bạn.
- Liên kết nội dung cũ với nội dung mới
Thật tuyệt vời khi tạo liên kết đến những bài viết cũ, nhưng bạn nghĩ sao về việc tạo liên kết từ bài viết cũ đến bài viết mới? Điều này cũng quan trọng để xem xét. Bạn có một số bài viết cũ mà có thể đã được Google lập chỉ mục và nếu đó là một bài viết tốt, bạn nên tạo các liên kết từ nó. Điều này giúp bài viết mới của bạn tăng một chú ít giá trị và cũng giúp Google tìm thấy nó một cách nhanh chóng. Khi Google tái lập chỉ mục các bài viết cũ của bạn, nó sẽ lần theo các liên kết trong bài viết cũ và tìm ra bài viết mới.
Lời khuyên: Hãy tạo các liên kết tương tác qua lại giữa các bài viết cũ và mới trên blog của bạn.
2. Giải quyết lỗi trong Google Webmaster Tools
Hãy tưởng tượng nếu Google thu thập thông tin blog của bạn và khi nó tìm thấy bất kỳ vấn đề gì ảnh hưởng xấu đến blog, nó sẽ thông báo với bạn về chúng. Chẳng hạn như lỗi thu thập dữ liệu (lỗi máy chủ, lỗi không tìm thấy, Soft 404),…
Dưới đây là một ví dụ. Bạn có phần mô tả thẻ meta ngắn, xử lý vấn đề này giúp cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng. Vì vậy, bạn cần phải giải quyết những vấn đề như thế này càng sớm càng tốt.
Lời khuyên: Đây không phải là một vấn đề gì đó có thể bỏ qua. Hãy kiểm tra xem có bất kỳ lỗi nào trong Webmaster Tools hay không và giải quyết chúng càng sớm càng tốt.
3. Xem xét lại những bài viết không được xếp hạng
Những nội dung nào bạn đã viết gần đây không được xếp hạng?
Có thể bạn đã nghĩ rằng bạn sẽ nhận được một tấn các liên kết và có thể đạt được thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm của Google cho một từ khóa có mức cạnh tranh cao, nhưng sau đó điều này đã không xảy ra. Nếu vậy, bạn sẽ phải xem xét kỹ lại nội dung bài viết và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp, hoặc bạn có thể viết một bài tương tự trên một trang web có lưu lượng truy cập cao và liên kết đến nội dung này, hoặc tạo các liên kết từ chính những bài viết hiện có trên blog của bạn.
Lời khuyên: Định kỳ hàng tháng, hãy xem lại những bài viết gần đây của bạn để biết được lưu lượng truy cập vào chúng như thế nào. Nếu chúng nhận được rất ít lưu lượng truy cập, hãy khắc phục ngay điều này. Đừng luôn luôn chỉ nghĩ về bài viết mới, chúng ta không nên bỏ qua những bài viết đã được đăng trước đó.
4. Xem xét các từ khóa liên quan
Khi bạn đăng một bài viết lên blog và cố gắng tối ưu hóa nó cho các từ khóa, thật tuyệt vời nếu bạn có được một lượng truy cập lớn vào blog nhờ những từ khóa đó. Nhưng việc thường xuyên xảy ra là bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập lớn hơn nhờ các từ khóa tương tự.
Vì vậy, điều quan trọng là phải xem xét các từ khóa liên quan trong bài viết của bạn. Tôi không nói về việc thêm từ khóa vì lợi ích của nó, nhưng nếu Google cho rằng chúng có liên quan đến từ khóa chính của bạn thì hãy xem xét việc thêm chúng vào nếu chúng làm tăng giá trị cho nội dung bài viết.
Cách tốt nhất để tìm các từ khóa này là tìm kiếm từ khóa chính trên Google, di chuyển đến dưới cùng của trang kết quả tìm kiếm và nhìn vào các từ khóa có liên quan.
Lời khuyên: Xem xét các từ khóa liên quan như một phần bài viết của bạn.
5 . Các công cụ đòn bẫy giúp ích cho SEO
Có nhiều công cụ có thể giúp bạn các khía cạnh khác nhau của việc tối ưu hóa nội dung, vì vậy bạn thực sự cần phải có một bộ sưu tập các công cụ như thế. Đây là một số ví dụ về các công cụ tôi sử dụng một cách thường xuyên:
- SEMRush – Công cụ này cho thấy các thuật ngữ (từ khóa) của đối thủ cạnh tranh của bạn được xếp hạng, những thuật ngữ của bạn đang được xếp hạng, giúp bạn nghiên cứu từ khóa và nhiều thứ hơn nữa .
- Google Keyword Planner – Khi bạn muốn nghiên cứu từ khóa , công cụ này là cần thiết để. Google sẽ cung cấp cho bạn một ước tính về lưu lượng truy cập cho các từ khóa bạn tìm kiếm và các từ khóa liên quan.
- Yoast SEO Plugin – Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn cần plugin này. Đó là plugin tốt nhất để tối ưu hóa nội dung cho Google. Nó được sử dụng rất đơn giản và rất hiệu quả.
- Opensite Explorer – Điều quan trọng là phải hiểu về các proprietary website và hệ thống xếp hạng trang web được thực hiện bởi Moz . Công cụ này cho bạn thấy các dữ liệu giúp bạn có thể xem xét nó khi cố gắng để cạnh tranh với các blog/website khác .
- Moz Toolbar – Khi bạn thực hiện tìm kiếm Google, thanh công cụ này chèn thêm domain và page authority vào mỗi kết quả tìm kiếm. Hãy sử dụng hai trình duyệt web: một để tìm kiếm bình thường và cái còn lại cài đặt thanh công cụ Moz. Bạn có thể sử dụng nó trong khi làm SEO.
- Ahrefs – Tôi sử dụng công cụ này chủ yếu là để phân tích các cấu hình liên kết blog của tôi và blog của các đối thủ cạnh tranh.
6. Làm cộng tác viên viết bài cho các blog/website lớn.
Nếu bạn có một bài viết được xếp hạng cao và nhận được một lưu lượng truy cập lớn, đây có thể là một bài viết mà bạn muốn giữ lại vị trí hàng đầu với các liên kết mới.
Các liên kết mới tới bài viết này sẽ giúp nó duy trì vị thế của mình trong các kết quả tìm kiếm Google, nhưng bạn cũng có thể đẩy nó lên vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm nếu nó chưa nằm ở vị trí số một.
Có một cách để làm điều này đó là thông qua việc đăng bài lên các blog/website lớn. Viết một bài viết có liên quan đến nội dung mà bạn có và chèn một liên kết đến bài viết mà bạn muốn cải thiện thứ hạng. Điều này giúp tăng lưu lượng truy cập đồng thời cũng sẽ giúp tăng xếp hạng của bài viết. Bởi vì liên kết là có liên quan và làm tăng giá trị cho các nội dung mà bạn đăng tải trên các blog/website mà bạn cộng tác nên bạn sẽ thường nhận được hiệu quả ngay sau khi thêm các liên kết.
7. Viết nội dung dài
Đây có thực sự là một việc giúp tối ưu hóa nội dung cho SEO? Vâng, hoàn toàn đúng. Vậy tại sao nên viết nội dung dài?
Nếu bạn có thể viết những bài siêu ngắn có chất lượng cao, hãy viết chúng. Nhưng thường rất khó để cung cấp rất nhiều giá trị trong một bài viết ngắn, vì vậy chúng không có xu hướng nhận được nhiều liên kết hoặc lượt chia sẻ. Nếu không có, bạn sẽ không có nhiều cơ hội cải thiện xếp hạng cho những bài viết này.
Tôi có đọc một bài viết gần đây của Andy Crestodina về tầm quan trọng của độ dài bài viết trên blog. Trong bài viết của mình, ông đã trình bày nghiên cứu về độ dài trung bình của bài viết cho kết quả tìm kiếm nằm trong top 10. Bạn có thể thấy rằng hầu hết trong số đó dài hơn 2.000 từ.
Lời khuyên: Viết bài dài – đây là một trong những kỹ thuật tối ưu hóa nội dung tốt nhất mà tôi đã biết qua.
Những lời khuyên và thủ thuật SEO không phải là để lừa dối Google. Bạn có thể không muốn tối ưu hóa nội dung theo những cách trên, nhưng một số biện pháp tối ưu hóa là cần thiết và đây là công việc bạn cần phải làm. Tuy nhiên, chất lượng của nội dung luôn phải là điểm khởi đầu. Hãy luôn nhớ điều đó.